Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế WHO

0 463

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế theo từng tuần tuổi là căn cứ để mẹ theo dõi cân nặng thai nhi và chiều dài chuẩn theo từng giai đoạn.

Thai nhi ở trong bụng mẹ có khỏe không, nặng bao nhiêu ký, lớn lên như thế nào là điều mà bất cứ bà bầu nào cũng quan tâm. Ngay cả khi đi siêu âm về, đã biết về tình hình chiều dài, cân nặng và sức khỏe của bé rồi, nhưng các mẹ vẫn còn băn khoăn, lo lắng về cân nặng tuổi thai.

Vì vậy, muốn yên tâm hơn và có biện pháp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp con yêu phát triển toàn diện thì các mẹ bầu nên theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế dưới đây.

Yếu tố ảnh hưởng bảng cân nặng thai nhi theo tuần

  • Tinh thần mẹ bầu không tốt khi có thai, suy nghĩ nhiều và khóc lóc gây ảnh hưởng dẫn đến tình trạng bé nhẹ cân.
  • Sức khỏe của mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, ốm đau.
  • Khoảng cách giữa các lần sinh con quá gần nhau, nên cơ thể mẹ chưa hồi phục lại ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi trong bụng mẹ.
  • Mức độ tăng cân của mẹ bầu.
  • Thực đơn cho bà bầu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cho thai nhi không hấp thu được các dưỡng chất từ người mẹ.
  • Yếu tố di truyền chủng tộc, nòi giống cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến tiêu chuẩn thai nhi theo tuần.
  • Mức độ tăng cân của bà bầu khi mang thai.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế

Thai nhi khi nằm trong bụng mẹ, từ tuần thứ 8 – tuần 20, cơ thể bé nằm cuộn tròn nên rất khó đo để đo. Lúc này, chiều dài thai nhi là khoảng cách từ đầu đến mông bé. Trong tuần thai thứ 21 – 40 thì chiều dài thai nhi là khoảng cách từ đầu đến chân. Với cách tính cân nặng thai nhi như vậy, đã được thống kê qua bảng dưới đây:

bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi ở trên chỉ được tính theo mức trung bình, có thể có trường hợp lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số liệu được ghi trong bảng. Trong 3 tháng đầu mang thai, cân nặng của bé theo tuần tuổi chỉ tăng ít, bởi lúc này là giai đoạn hình thành nên các cơ quan, bộ phận cơ thể của một đứa trẻ.

Thời gian 3 tháng giữa, lúc này cơ thể thai nhi đã hình thành đầy đủ và hấp thu các dưỡng chất từ cơ thể mẹ để phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, ở thời kỳ này trọng lượng của thai nhi vẫn chỉ tăng ít, nhưng so với thời kỳ đầu thì tiến độ tăng là nhanh hơn.

Ở những tháng cuối cùng, chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần tăng nhanh hơn so với những tháng trước. Đây là khoảng thời gian phát triển nhanh của trí não và các bộ phận của bé đã được hoàn thiện rõ rệt. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết vào thực đơn hằng ngày cho bà bầu để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Từ đó,giúp bé yêu chào đời được khỏe mạnh và phục vụ cho quá trình vượt cạn được thành công.

>> Hãy xem ngay: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vào con không vào mẹ

Cân nặng thai nhi lớn hơn hoặc kém đi so với tuổi thai

Đối với trường hợp thai nhi có chiều dài, cân nặng lớn hơn hay kém đi so với mức bình thường thì lúc này bác sĩ sẽ siêu âm, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn thai phụ điều chỉnh kịp thời. Nếu thai quá lớn cũng có thể gây khó khăn cho các mẹ khi chuyển dạ, đồng thời bé yêu cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa.

Trường hợp cân nặng thai nhi theo tuần tuổi kém đi so với bình thường, các mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để tránh nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, còi xương sau sinh, hay viêm phổi làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của con yêu.

Mức tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu

Ngoài bảng đo cân nặng thai nhi, người mẹ cũng nên tham khảo bảng tăng cân của bà bầu theo mức tăng cân đúng chuẩn một cách hợp lý để thai nhi trong bụng được phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu không tăng cân tháng cuối, mức tăng cân hợp lý của bà bầu dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) với công thức:

BMI = Trọng lượng/(chiều cao)*2

– Đối với các bà mẹ có chỉ số BIM trước khi mang thai dao động từ 18,5 – 24,9 thì nên tăng cân trong khoảng từ 9 – 12 kg trong cả thai kỳ:

  • Thai kỳ đầu (3 tháng đầu): tăng 1,5 – 2 kg.
  • Thai kỳ giữa và cuối: tăng 1 – 2 kg/tháng.

– Đối với các mẹ mang thai đôi thì mức tăng cân dao động từ 16 – 20 kg.

– Đối với mẹ bầu thừa cân thì nên tăng cân ít hơn:

  • Thai kỳ đầu: tăng khoảng 1 kg.
  • Thai kỳ giữa và cuối: tăng từ 200 – 300 g/tuần.

– Đối với bà bầu thiếu cân thì thai kỳ đầu nên tăng từ 2,5 – 3 kg, còn các tuần tiếp theo tăng từ 500 – 600 g/tuần.

Ngoài việc tuân thủ hợp lý chỉ số này, khi mang thai các chị em cũng cấn phải lựa chọn những thực phẩm tốt cho bà bầu để bé yêu trong bụng đạt được tiêu chuẩn cân nặng thai nhi phù hợp.

>> Xem ngay: Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu giúp con thông minh khỏe mạnh.

Các mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất cần thiết; tránh tình trạng tăng cân quá ít hay quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x