Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị từ những bài thuốc dân gian
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là vật trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Các chuyên gia đánh giá, bệnh lưu hành phổ biến nhất ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên kể cả thành thị lẫn thông thôn. Hơn nữa bệnh thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, chủ yếu tháng 7, 8, 9, 10; đặc biệt có thể gây tử vong nhất là ở trẻ em.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Các dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em như sau:
– Trẻ sốt cao từ 39-40 độ liên tục, kéo dài từ 2-7 ngày và xảy ra một cách đột ngột mặc dù trước đó bé hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
>> Hãy xem ngay: Cách hạ sốt cho trẻ tại nhà
– Cơ thể bé có cảm giác mệt mỏi, đỏ phừng mặt, da xưng huyết, đau nhức khắp cơ thể và đau đầu.
– Có trường hợp trẻ bị đau họng, viêm kết mạc mắt, sổ mũi, tiêu chảy và nôn ói là những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
– Những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm đó là trẻ bị xuất huyết, chảy máu ở nhiều dạng khác nhau.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào chắc hẳn nhiều bạn không hề biết.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt.
Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác.
Khi vào mùa dịch, bạn khó có thể chắc chắn mình không nằm trong ổ dịch hoặc người xung quanh không mang virus tiềm ẩn. Do đó, bạn luôn cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà
Điều trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ mực
Theo đông y, cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, có vị ngọt, mát, với tác dụng bổ âm, chữa kiết lị, ra máu. Chính vì vậy, nó được dùng nhiều trong các bài thuốc cầm máu, thanh nhiệt, viêm họng và chữa ho cho trẻ sơ sinh. Chính vì đặc tính làm mát của mình mà cỏ nhọ nồi còn được sử dụng trong bài thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết.
– Cách 1: Các mẹ hãy dùng nhọ nồi, kết hợp với sài đất, củ sắn dây, cây cối xay, ké đầu ngựa và cam thảo đất mỗi loại 20g, rồi sắc lên cho bé uống để hạ nhiệt cho cơ thể khi bị sốt. Bài thuốc này có thể trị ngứa, đau đầu buồn nôn cho trẻ em bị sốt xuất huyết.
– Cách 2: Sao cháy nhọ nồi 40g, rau má, cỏ mần trầu, lá huyết dụ mỗi loại 20g rồi sau đó sắc đặc lên và cho bé uống 2-3 lần/ngày.
– Cách 3: Rửa sạch nhọ nồi 50g, rau ngót và rau diếp cá mỗi loại 100g, rồi sau đó đem vò nát với nước sôi để nguội.
– Cách 4: Nhọ nồi khô 30g, sinh địa, hoa hòe, huyền sâm và mạch môn mỗi loại 12g, đem sắc với 3 bát nước khoảng 30 phút rồi lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày. Với cách này rất tốt cho trẻ bị xuất huyết dưới da, nôn hoặc tiểu tiện ra máu.
Cách chữa bệnh sốt xuất huyết từ lá đu đủ
Như các bạn đã biết, đu đủ là loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta và lá đu đủ được đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em bằng lá đu đủ rất hiệu quả.
Lấy 1 lá đu đủ bánh tẻ rửa sạch, sau đó xay nó thành hỗn hợp thật nhuyễn, không được cho nước vào khi xay nhuyễn. Tiếp theo, các mẹ dùng khăn màn sạch lọc bã để lấy nước cốt lá đu đủ và cho thêm 1 chút đường vào cho bé dễ uống. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần với khoảng 8-10ml nước ép lá đu đủ, thì các mẹ sẽ thấy sức khỏe của con yêu dần dần được hồi phục khỏe mạnh.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
- Cho trẻ được nghỉ ngơi, không chạy nhảy.
- Cho bé mặc quần áo thoáng mát, màu sáng để thoát nước.
- Khi trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Đó là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như: cháo, sữa hoặc súp.
- Nên cho bé uống nhiều nước hơn so với bình thường, kết hợp thêm nước trái cây.
- Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, nên dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng như sau: 15mg/kg thể trọng bé và cho uống 2 lần/ngày.
- Sau 12 ngày nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi hẳn.
- Trường hợp trẻ bị nặng thì các mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu bắt buộc phải cho trẻ nhập viện
Hiện nay, đa phần cha mẹ có con nhỏ, khi thấy con mình bị sốt thường tự ý mình đi mua thuốc ở các hiệu thuốc tây về cho trẻ uống mà bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện con mình có những dấu hiệu sau thì cần đưa con đi khám để tránh những tai biến không mong muốn.
- Khi trẻ có dấu hiệu chuyển độ bệnh.
- Trẻ có dấu hiệu sốc như: bứt rứt, vật vã, mệt mỏi, quấy khóc, da chi lạnh, rối loạn vận mạch, huyết áp tụt, mạch rối loạn khó bắt.
Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì?
– Không nên cạo gió, cắt lễ vì có thể làm đau và gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
– Các mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.
– Không nên để bé bị sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ ở y tế không đủ điều kiện. Vì không ít trường hợp truyền dịch không đúng và làm bệnh trở nặng, khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá muộn.
– Khi bé bị sốt, các mẹ không nên quấn chặt hay mặc quá nhiều quần áo.
– Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt pha sẵn có gas.
Kết thúc
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và cách trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em từ những bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà Tạp chí mẹ và bé đã chia sẻ tới các mẹ. Hi vọng các bà mẹ sẽ chăm sóc, điều trị tốt cho bé yêu khi bị sốt xuất huyết để tránh nguy hiểm tới sức khỏe của con cũng như giúp bé nhanh hồi phục, khỏe mạnh.
Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh !!!
sợ nhất bệnh này