Bệnh đau bao tử hay còn gọi là bệnh đau dạ dày không còn là cụm từ xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên cách trị đau bao tử ở nhà nhanh nhất mà không cần dùng đến các loại thuốc hay kháng sinh thì không phải ai cũng biết.
Trong y học cổ truyền, có rất nhiều phương thuốc chữa đau dạ dày không dùng thuốc tại nhà rất hiệu quả, và làm sao để hết đau bao tử ngay lập tức thì chúng ta hãy xem ngay sau đây:
Cách trị đau bao tử ở nhà theo dân gian
Cách trị đau bao tử từ mật ong và nghệ
Nghệ và mật ong chứa nhiều thành phần có dược tính tốt giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, chứa hoạt chất chống viêm, chữa lành vết thương chảy máu, hạn chế sẹo, phục hồi vết loét và viêm nhiễm…
Vì vậy, kết hợp nghệ và mật ong lại với nhau là cách giảm đau bao tử ngay lập tức và chữa viêm loét gây chảy máu dạ dày hiệu quả. Ngoài ra nghệ và mật ong còn dùng để làm đẹp và giúp da trắng sáng tuyệt vời.
>> Xem thêm: Cách làm đẹp sau sinh bằng nghệ tươi hiệu quả
Chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà bằng gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau tốt nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy gừng có chứa các thành phần hóa học phức tạp, chứa các chất: Tecpen và Oleoresin có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm đau rất tốt và được coi như chất kháng sinh tự nhiên mà không có tác dụng phụ.
Một số cách trị đau bao tử khẩn cấp bằng gừng như: Gừng kết hợp với chanh và mật ong, gừng ngâm giấm, uống trà gừng… dùng uống hàng ngày.
Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông
Theo đông y lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
Ngoài việc làm gia vị ăn với thịt chó, làm rau sống lá mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo làm giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà (đau bao tử), thực tích đầy bụng, chậm tiêu, cam tích trẻ em suy dinh dưỡng…
Tùy theo thể bệnh với các triệu chứng khác nhau mà bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà như sau: Lấy khoảng 20 đến 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng lá mơ lông là cách giảm đau bao tử ngay lập tức tại nhà mà không mất nhiều chi phí và cực kỳ đơn giản.
Cách trị đau bao tử bằng chuối hột xanh
Theo đông y, chuối hột có tính vị, có tác dụng giải độc tố, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền, lợi tiểu, tiêu cơm, trị đau bụng, sát trùng vết thương.
Trong chuối hột xanh có chứa nhiều chất kháng viêm, tiêu độc hơn chuối chín nên được dùng để chữa trị bệnh đau bao tử, viêm loét dạ dày rất tốt.
Các bạn có thể dùng chuối hột xanh kết hợp với đu đủ chín, mía lau, táo chín chữa đau dạ dày tại nhà rất hiệu quả đấy nhé!
Trị đau bao tử bằng quả sung xanh
Theo y học cổ truyền quả sung xanh có tính bình, vị ngọt hơi đắng nên có công dụng nhuận trường, làm sạch ruột, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa nên rất thích hợp để điều trị các bệnh như đau dạ dày, chữa kiết lỵ, táo bón, bệnh viêm ruột, bệnh trĩ…
Với những đặc điểm như vậy nên làm cách trị đau bao tử bằng quả sung là một cách cực kỳ hữu hiệu.
Lá ổi chữa đau dạ dày tại nhà (đau bao tử)
Trong lá ổi có chứa nhiều thành phần tinh dầu, beta-sitosterol, axit guajavalic, alpha-limonen, axit maslinic, tanin pyrogalic.. có tính sát khuẩn và chống viêm cao.
Lá ổi thường được sử dụng làm cách trị đau bao tử (dạ dày), ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), tiết tả (đi ngoài phân lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính),…
Để trị bệnh đau bao tử ta lấy 30gr lá ổi rửa sạch, sắt nhỏ mang sao chung với một nắm gạo lứt. Sao khi sao khô ta cho 500ml nước sạch vào sắc, đun đến khi còn khoảng 200ml thì lọc lấy nước để nguội.
Uống vào lúc đói, ngày uống khoảng 2 lần, sau 1 tuần bạn sẽ thấy sự chuyển biến rõ rệt giảm triệu chứng đau dạ dày đáng kể.
Nha đam (lô hội) chữa bệnh đau bao tử
Trong Đông y, cây nha đam còn có tên gọi khác như cây du thông hay cây lô hội, tất cả các bộ phận của cây nha đam đều có thể sử dụng làm thuốc được.
Cây nha đam (lô hội) có vị đắng, tính hàn, đi vào ba kinh tỳ, can, vị, đem lại khả năng thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể, giúp cơ thể nhuận tràng, mát huyết và dễ đại tiện.
Lưu ý: Khi sử dụng những cách trị đau bao tử bằng nha đam này, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ vì cây nha đam có khả năng tẩy khá mạnh. Do đó các bạn không nên áp dụng với phụ nữ đang mang thai hoặc người đang tình trạng đi ngoài phân lỏng hay bệnh nhân tỳ vị hư nhược.
Chữa trị đau bao tử bằng cam thảo
Trong Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế, hoá đàm (tan đờm chống ho), hoãn cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt), thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc… Đặc biệt, cam thảo dùng điều trị loét bao tử rất hiệu quả.
Vì cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đối với viêm loét bao tử, cam thảo có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành. Đồng thời, các hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ bao tử, đồng thời sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày.
Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công cách trị đau bao tử bằng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét bao tử (dạ dày) phải được điều trị thêm từ 8-16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khi bị đau bao tử
Trong quá trình dùng các cách trị đau bao tử ở nhà theo dân gian, bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Ngưng hẳn việc ăn đồ ăn sống, thực phẩm cay nóng như ớt, tương ớt, dầu mỡ, cũng tuyệt đối không sử dụng các loại nước uống có ga và rượu bia.
>> Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Thay vào đó bạn hãy ăn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: rau bắp cải, bí ngô, cà rốt, các loại trái cây, ăn nhiều cá, hạn chế ăn thịt… Chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ cải thiện đáng kể và kiên trì áp dụng các cách chữa trị đau dạ dày trên bạn sẽ chữa dần dứt điểm bệnh đau bao tử dai dẳng.
Chúc các bạn khỏe mạnh!