Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở: Nguyên nhân và cách xử lý

0 275

Thay đổi thời tiết liên tục như hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý của trẻ nhỏ,  tiêu biểu phải kể đến là triệu trứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Mỗi một lần bé bị khò khè và ho sốt, bố mẹ rất lo lắng không biết  phải trị bệnh theo phương pháp dân gian thế nào? Có những cách xử lý thế nào để không ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của trẻ nhỏ? Hiểu được những điều này, chamenuoicon.com sẽ đưa là những lời khuyên thật bổ ích nhé.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi ta có thể hiểu đơn giản là tắc nghẽn đường mũi gây ra tiếng thở khò khè. Thể hiện tình trạng bệnh đang viêm nhiễm đường hô hấp dưới.

Tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bé sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở bị tắc nghẽn đường hô hấp từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ. Thường gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi , do đường hô hấp của bé rất nhỏ, dễ co thắt, bị viêm.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có triệu chứng sau :

  • Tiếng thở khò khè như tiếng ngáy
  • Bé thở kéo dài, thở gắng sức
  • Bé ngạt mũi kèm với sổ mũi
  • Bé thở khò khè , sốt nhẹ
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và các triệu chứng bệnh
Triệu chứng bé sơ sinh bị ngạt mũi

Trong nhiều trường hợp, bé sơ sinh bị ngạt mũi về đêm và có đờm, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và sốt… cùng nhiều triệu chứng đi kèm, hãy đến ngay các trung tâm ý tế gần nhất, cùng với sự kết hợp xem ngay những nguyên nhân, biện pháp điều trị chamenuoicon.com đề cập tới dưới đây nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở

Rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, tiêu biểu phải kể đến :

  • Bệnh cảm cúm, kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn.
  • Viêm nhiễm: viêm xoang, viêm mũi, nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Dị ứng với môi trường xung quanh: bụi, phấn hoa, khói thuốc lá,…
  • Thời tiết thay đổi dẫn đến độ ẩm trong không khí thay đổi, gây ra viêm nhiễm.
  • Trong mũi trẻ có dị vật lạ, tình huống này bạn phải phát hiện sớm và kịp thời xử lý cho trẻ tránh bệnh nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Virus ở môi trường xâm nhập.
  • Ở trẻ sơ sinh, ngạt mũi có thể do nước nhầy ở bào thay chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của trẻ khiến tình trạng khò khè khó thở.
  • Một số nguyên nhân khác: sức đề kháng yếu, tiếp xúc với môi trường khô lạnh, ô nhiễm,…thuận lợi cho các virus cảm lạnh phát triển.
nguyên nhân bé sơ sinh nghẹt mũi kéo dài và cảm cúm
Nguyễn nhân bé sơ sinh bị nghẹt mũi ho chủ yếu do viêm đường hô hấp

Các bé rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm từ môi trường, vì vậy ba mẹ hãy đảm bảo xung quanh bé luôn được sạch sẽ, an toàn và lành mạnh. Để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Dưới đây là một bài viết vô cùng ý nghĩa cho bạn.

>> Xem ngay Sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị để có thêm nhiều kinh nghiệm và chăm sóc tốt hơn cho em bé !

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết

Hằng ngày đều thấy bé con ho sốt và khò khè. Ba mẹ không biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì khỏi? Bạn hãy đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ về tình trạng của bé. Và ước lượng số ngày tình trạng này của bé kéo dài nhé.

Thông thường, trẻ bị cảm lạnh thông thường sau 5-7 ngày thì khỏi. Nghẹt mũi khó thở là một phản ứng bình thường khi cơ thể bé chưa thích ứng được với thời tiết, độ ẩm không khí và môi trường xung quanh.

Trường hợp bé sơ sinh bị nghẹt mũi kéo dài kèm theo ho, sốt, quấy khóc, biếng ăn, ba mẹ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế, được các y bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa giải pháp kịp thời. Bởi nếu không được điều trị đúng lúc,  tình trang của bé sơ sinh bị tắc mũi khó thở dài ngày có thể diễn biến nặng hơn, dẫn đến viêm mũi, viêm đường hô hấp mãn tính.

Cách chữa trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh từ 1-9 tháng tuổi

Để tìm cách chữa trị cho các bé, ngoài việc để ý tình trạng, chúng ta còn phải quan tâm đến độ tuổi của các bé. Em bé sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao? Em bé sơ sinh từ 1-9 tuổi rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài, cách chữa trị có khác biệt với thông thường hay không?. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của bạn.

Sử dụng máy/ dụng cụ hút mũi

bé sơ sinh bị nghẹt mũi, chữ trị bằng máy hút mũi
Dùng máy hút mũi cho bé sơ sinh bị nghẹt mũi

Máy hút mũi có thể mua tại tất cả các cơ sở y tế, là công cụ hữu hiệu để xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.Chúng ta có thể sử dụng máy hút mũi dạng quả bóng tròn, hoặc dạng 2 vòi thông nhau để hút dịch mũi ra cho bé. Lưu ý khi sử dụng máy hút mũi, cần phải vệ sinh máy sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối chuyên dùng.

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Bạn hãy mua nước muối sinh lý tai các cơ sở y tế, không được mua ở đại lý bên ngoài. Sau đó có thể chiết ra chai nhỏ, sau đó nhỏ 1-2 giọt vào từng lỗ mũi của trẻ, sau đó làm sạch mũi. Làm thông mũi 2-3 lần mỗi nhày trước bữa ăn của trẻ.

Nâng đầu cho bé khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi vào ban đêm do bít tắc đường hô hấp. Vì vậy, biện pháp nâng đầu cho bé khi đi ngủ rất hữu hiệu sẽ góp phần làm thông đường hô hấp cho trẻ, khiến cho trẻ thoải mái hơn và không còn thở khò khè nữa. Biện pháp này rất đơn giản, bạn hãy đặt gối cao một chút cho bé đủ để nâng đầu bé lên. Bên cạnh đó, bạn dùng mu bàn tay day hai bên cánh mũi cho trẻ khi ngủ, bé sẽ thoải mái hơn rất nhiều đấy.

Xông hơi giúp bé hết ngạt mũi

Xông hơi bằng nước nóng bốc hơi, hoặc nấu nước thảo dược để xông như: lá kinh giới, lá tre,… Hơi nước nóng sẽ loại bỏ các dịch nhờn có trong mũi, làm đường hô hấp thoáng khí, bé sẽ không còn khó thở nữa. Lưu ý, bé sơ sinh da rất mỏng, bạn hãy thử nhiệt độ nước kĩ trước khi xông cho bé, sức đề kháng của bé yếu, nhiệt độ quá cao bé sẽ không chịu được đâu và dẫn đến nhiều nguy hiểm nhé.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Xông hơi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Loại bỏ chất nhầy cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi

Loại bỏ chất nhầy là phương pháp chung nhất. Bạn hãy lấy gỉ mũi của bé ra thường xuyên giúp vệ sinh hô hấp cho bé. Ngoài ra, dùng hút mũi, nước muối sinh lý hoặc cũng có thể xông hơi cho trẻ, tất cả đều giúp loại bỏ chất nhầy có trong mũi trẻ, khiến cho bé hô hấp dễ dàng hơn.

Mẹo điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cách chữa trị như thế nào? Hiểu được những thắc mắc đó, chúng mình giới thiệu đến bạn 6 cách điều trị cho bé sơ sinh bị tắc mũi tại nhà. Hãy cùng chú ý nhé!

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Để cải thiện tình trạng nghẹt mũi của bé, các mẹ nhỏ 2 giọt tinh dầu tràm vào đèn xông trong phòng ngủ. Bạn cũng có thể thấm 1 giọt tinh dầu vào lòng bàn chân rồi đi tất cho bé trước khi bé đi ngủ. Sử dụng tinh dầu tràm rất hữu hiệu giúp giảm khò khè khó thở cho bé vào ban đêm.

Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm có nhiều chức năng chữa bệnh, trong đó có trị nghạt mũi kéo dài.Cách chữa trị cho bé sơ sinh bị nghẹt mũi  bằng tỏi cần trải qua những bước sau:

  • Đun nước sôi một lượng khoảng 1 bát tô.
  • Giã nát 3-5 tép tỏi thả vào khi nước đang sôi.
  • Tiếp tục để sôi 2-3 phút rồi nhấc khỏi bếp.
  • Kiểm tra hơi nước đủ cho bé có thể chịu được.
  • Cúi người bé về phía trước để hít hơi nước bốc lên, bé thở đều đặn trong 2-3 phút.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày để giảm nghẹt mũi cho bé.

Chữa tịt mũi cho trẻ sơ sinh bằng bồ kết

Cho 15g quả bồ kết đem đốt, khi có mùi thơm thì cho khói xông vào mũi trẻ. Ngày làm 2-3 lần. Giúp bé giảm ngạt mũi, khó thở rất nhanh chóng. Ngoài ra bồ kết còn có rất nhiều tác dụng khác là chữa cảm gió, làm sạch mát da đầu…

Chữa nghẹt mũi cho bé bằng lá trầu

Một trong những cách xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũibằng phương pháp dân gian hiệu quả là sử dụng lá trầu không. Cách làm rất đơn giản:

  • Hơ 4-5 lá trầu không trên cố nước nóng.
  • Để lá trầu không nóng lên đến nhiệt độ vừa phải.
  • Tránh quá nóng vàng lá trầu.
  • Dùng một loại tinh dầu bất kỳ thoa một lớp móng lên ngực bé.
  • Phủ lá trầu lên toàn bộ vùng ngực bé, giữ ổn định 10-15 phút

Bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt khi nước nhầy thoát ra khỏi mũi em bé rất nhiều.

Chữa ngạt mũi cho trẻ bằng hành tây

Cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây ra, rồi lấy một chiếc khăn mỏng sạch buộc kín lại, để gần mũi của bé cho bé ngửi thường xuyên đến khi hết ngạt mũi. Hành tây đẩy lùi bệnh ở trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở bằng miệng không gây ra tác dụng phụ nào, là một phương pháp bạn nên thử. Tuy nhiên tránh hơi hành tây làm cay mắt nhé.

chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng hành tây
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng hành tây

Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Phương pháp cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn là dùng lá hẹ hấp mặt ong chữa cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

  • Nguyên liệu: 5-6 lá hẹ tươi, nửa thì cafe mật mong.
  • Chế biến: rửa sạch lá hẹ rồi cắt ra thành từng khúc nhỏ. Cho mật ong và lá hẹ vào một chiếc chén. Đem đi hấp cách thuỷ khoảng 20-30 phút, đến khi lá hẹ chín nhừ.
  • Sử dụng: 2-3 lần/ ngày, 1-2 thìa/ lần, uống khi thuốc còn ấm để tăng công dụng trị bênh. Làm thế liên tiếp 1 tuần cho đến khi bé sơ sinh bị nghẹt mũi khỏi bệnh.
chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Nghẹt mũi và sổ mũi không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên phòng ngừa để tránh gây những hậu quả về sau. Dưới đây là cách phòng ngừa cho em bé sơ sinh bị nghẹt mũi bạn cần biết:

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ hằng ngày để phòng lây nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh phòng ở của trẻ tránh những tác động xung danh dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và sốt.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống tại các vi khuẩn gây hại.
  • Trong giai đoạn giao mùa, các đợt bùng phát dịch bệnh tránh sự tiếp xúc của trẻ với những người có dấu hiệu cảm cúm, sốt, ho…
  • Đảm bảo cho bé được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
  • Cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa nếu phát hiện bé sơ sinh bị tịt mũi khó thở.
  • Tuyệt đối không được rửa mũi cho trẻ bằng xi-lanh để tránh các bệnh viêm tai giữa, viêm họng.

Bài viết trên trả lời cho câu hỏi bé sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? của rất nhiều ba mẹ. Đồng thời đưa ra những dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị dân gian cho bé. Với những nguyên nhân, giải pháp chamenuoicon.com đưa ra, mong bạn tìm được thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cho em bé của mình. Chúc bạn thành công và nuôi con khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x