Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian hiệu quả nhất

0 446

Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian, giúp chữa hăm cho bé trai, trị hăm háng bé gái hiệu quả nhất không dùng thuốc tại nhà. Trẻ bị hăm háng do mang đóng tã giấy hàng ngày. Vì vậy các cha mẹ phải có cách chăm sóc cẩn thận giúp cải thiện làn da của trẻ, tránh bị hăm tã một cách hiệu quả tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ.

Có nhiều cách trị hăm tã cho bé khác nhau nhưng an toàn nhất đó là các mẹo chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian từ những loại cây tự nhiên đảm bảo an toàn cho bé tại nhà.

Cách trị hăm tã cho trẻ bằng mẹo dân gian tại nhà

1. Chữa hăm bằng lá trầu không cho trẻ

Lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu Không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí. Tác dụng dược lý – khái quát lá Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, trị hăm, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

trị hăm cho trẻ bằng lá trầu không
Chữa trị hăm cho trẻ bằng lá trầu không

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước Trầu Không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng 3 lần, chắc chắn lá trầu không giúp trị hăm tã cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

2. Cách trị hăm háng cho bé bằng lá Khế

Cha mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó lấy một mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé. Nước lá khế được các mẹ dùng để trị hăm háng cho trẻ sơ sinh rất phổ biến.

Lá khế chữa được nhiều bệnh ngoài da cho mẹ và bé
Lá khế chữa được nhiều bệnh ngoài da cho mẹ và bé

Lưu ý: Các mẹ không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng bé bị hâm tã, nước sẽ chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm háng ở bé trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng Lá trà xanh

Trà xanh là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trị hăm tã cho bé, kể cả trà túi hay trà xanh. Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà túi trị hăm tã giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương do hăm tã gây ra.

Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh
Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá chè xanh

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da, trà xanh được các mẹ bỉm sữa tin dùng làm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

4. Cách chữa hăm tã ở trẻ nhỏ bằng cây Mã Đề

Cây mã đề nhiều tác dụng trong y học
Cây mã đề nhiều tác dụng trong y học

Cây Mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. Khi bé bị hăm háng hãy dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da cho bé và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

>> Xem thêm: 15 mẹo nuôi con khỏe đẹp theo kinh nghiệm dân gian

5. Trị hăm tã cho bé nhanh nhất bằng búp Ổi Non

Búp ổi có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho trẻ nhỏ
Búp ổi có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho trẻ nhỏ

Các mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ bị hăm cho bé. Cách trị hăm cho trẻ bằng búp ổi non này giúp chữa hăm cho bé rất hiệu quả đấy nhé các mẹ.

6. Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng cây cỏ sữa

trị hăm cho trẻ bằng cây cỏ sữa
Chữa hăm tã cho trẻ bằng cây cỏ sữa

Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da trẻ bị hăm háng. Cây cỏ sữa giúp chữa trị hăm tã hiệu quả cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả nhé các mẹ.

7. Cách trị hăm hăm háng ở trẻ sơ sinh bằng dầu Ô-liu

Dầu Oliu giúp kháng khuẩn điều trị 1 số bệnh ngoài da cho trẻ
Dầu Oliu giúp kháng khuẩn điều trị 1 số bệnh ngoài da cho trẻ

Dầu Oliu ngoài tác dụng làm đẹp, thì dầu oliu được dùng để trị hăm tã cho bé rất tốt. Bạn hãy xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và háng em bé để làm lành vùng da bị hăm ở háng và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ do hăm tã.

8. Trị hăm tã cho trẻ nhỏ bằng cây cỏ roi ngựa

Hướng dẫn trị hăm cho trẻ bằng cỏ roi ngựa
Hướng dẫn trị hăm cho trẻ bằng cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm háng cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần. Cách trị hăm tã cho bé bằng cỏ roi ngựa giúp trị các vết hăm ở háng, hăm mông, hăm đùi khi bé bị hăm tã rất hiệu quả.

Chú ý: Ngoài sử dụng những cách dân gian trên để chữa trị hăm cho bé các mẹ cũng có thể sử dụng một số loại kem thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh như sudocream, biolane… đây là một vài loại thuốc trị hăm tã ở trẻ nhỏ rất hiệu quả và an toàn cho da nhạy cảm của bé được bán tại cửa hàng mẹ và bé hoặc ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Cách phòng chống hăm tã cho trẻ sơ sinh

Trị hăm tã cho trẻ bằng việc thay tã thường xuyên

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những điểm yếu của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ PH axit thấp cũng khiến da trẻ nhỏ khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.

Những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường. Nếu mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng da trẻ bị hăm tã. Vì vậy mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé giúp phòng chống hăm tã ở trẻ sơ sinh rất tốt.

Dùng tã vải cho trẻ sơ sinh giúp trị hăm

Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là chỉ sử dụng tã vải. Tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé tránh bị hăm tã.

Dùng tã vải phòng hăm cho trẻ sơ sinh
Dùng tã vải phòng hăm cho trẻ sơ sinh

Tả vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn, tránh bị hăm. Ngoài ra, việc dùng tã vải các bà mẹ còn tiết kiệm được chi phí gấp 10 lần so với tã giấy dùng một lần.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã để phòng hăm tã cho trẻ

Sau mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô toàn bộ cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé tránh được việc tiếp xúc với các chất thải bám từ tã lên làn da non nớt, nhất là tại thời điểm cha mẹ đang cai sữa cho bé. Việc vệ sinh này rất quan trọng, nó giúp đề phòng bé bị hăm tã do vi khuẩn xâm nhập.

Trị hăm tã cho trẻ nhỏ từ quần áo

Làm thế nào khi trẻ bị hăm tã? Các bà mẹ nên chú ý đến các loại nước xả đang dùng để xả quần áo cho bé. Vì làn da trẻ sơ sinh non yếu, dễ kích ứng với các thành phần hóa chất trong nước xả. Trong những trường hợp bé bị kích ứng da nặng, tấy đỏ, bố mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé.

Ngoài ra, quần áo của bố mẹ cũng nên tạm ngưng ngâm nước xả trong một thời gian ngắn để bảo đảm sự an toàn cho da bé, vì khi bố mẹ mặc quần áo có ngâm nước xả vải ẵm bé, da của bé tiếp xúc với quần áo của bố mẹ cũng làm cho da bé dễ bị kích ứng dẫn đến trẻ sơ sinh bị hăm.

Tóm lại

Trên đây là 8 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian, các mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà và chữa trị hăm ở trẻ bằng các lá cây có sẳn trong nhà. Các mẹ nên áp dụng ngay khi trẻ vừa có dấu hiệu da bị ửng đỏ, hăm nhẹ như vậy sẽ chữa nhanh khỏi hơn.

Hơn nữa những cách phòng chống trẻ bị hăm tã chúng tôi đưa ra hi vọng sẽ giúp các mẹ không để bé bị hăm tã, hăm háng gây tổn hại làn da của bé và biết cách chăm sóc là da trẻ sơ sinh một cách hiệu quả nhất.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày!

5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x