Viêm da cơ địa là gì? Cách chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhanh nhất

0 136

Viêm da cơ địa là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Đây là bệnh lý biểu hiện cấp tính hay mãn tính, có đặc điểm hay tái phát ở tuổi ấu thơ và khó trị liệu dứt điểm.

>>> Hãy xem ngay video dưới đây để thực hiện chữa viêm da cơ địa một cách an toàn và hiệu quả nhé:

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Đặc điểm quan trọng của bệnh này là hay tái phát trở lại.

>>> Xem ngay: Cách chữa trị bệnh táo bón tại nhà nhanh nhất

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Viêm da cơ địa cấp tính

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ vào lúc 3 tháng tuổi, bắt đầu là những ban đỏ ngứa 2 má, sau đó hình thành mụn nước li ti như rôm, dập vỡ tạo vảy và lan ra vùng trán, cằm, cổ, cẳng tay. cẳng chân, mông và vùng quấn tã lót. Nếu không điều trị bệnh có thể gây đỏ da toàn thân, nhiễm khuẩn, gãi nhiều sẽ tạo ra những mảng da dày rất khó chữa.

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa mãn tính

Biểu hiện của bệnh lúc này đó là da khô, dày, da bong vảy ở vị trí sau tai, mắt, cổ, ngứa gãi sẽ càng làm bệnh nặng hơn. Vì vậy nó rất ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của trẻ, làm cho sức khỏe của bé xấu đi, quấy khóc và không chịu ăn.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn

Biểu hiện của viêm da cơ địa tùy thuộc theo lứa tuổi. Ở thanh thiếu niên và người lớn, biểu hiện của bệnh gồm:

– Hình thành nhiều mụn nước.
– Sẩn đỏ dẹt trên da.
– Ngoài ra, còn có các biểu hiện bởi những mảng lichen hóa (là mảng rộng, bờ kém rõ ở những vùng da dày do bệnh và những vết ngang dọc hiện rõ trên da).
– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
– Khô da do mất nước kèm theo chứng da vẽ nổi trắng.
– Lòng bàn tay và bàn chân xuất hiện những mảng da dày, da cá.
– Nang lông có sừng dày, lông mi thưa.
– Bong vảy ở môi cũng.
– Ở mi mắt dưới có thể xuất hiện nếp gấp, quanh mắt tăng sắc tố, viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi và đục thủy tinh thể.

Triệu chứng bị viêm da cơ địa
Triệu chứng bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân viêm da cơ địa

– Do cơ địa của mỗi người.
Nguyên nhân bệnh chàm thể tạng là do yếu tố di truyền.
– Do ăn uống không điều độ hay dị ứng với một số chất có trong thức ăn.
– Bệnh nhân tiếp xúc với những dị nguyên có trong quần áo, đồ dùng cá nhân, lông súc vật, hóa chất
– Do môi trường: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp.
– Đối với người lớn nguyên nhân gây chàm thể tạng cũng có thể là do yếu tố bên trong cơ thể như: căng thẳng quá độ, stress và mệt mỏi kéo dài.

Điều trị viêm da cơ địa

Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

điều trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Lá trầu không có chứa tinh dầu có tính kháng khuẩn, sát trùng mạnh mẽ giúp chống lại nhiễm trùng da, loại bỏ các tác nhân gây bệnh và làm giảm triệu chứng bệnh viêm da cơ địa rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh mà không gây tác dụng phụ.

Mỗi ngày lấy 2-3 lá trầu không, kết hợp đun với 1 lít nước rồi pha loãng ra tắm. Với cách sử dụng làm cho da giảm cảm giác ngứa ngáy, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ lớp da chết và tái tạo tế bào mới cho da.

Mặt khác, hiện nay lá trầu không còn có tác dụng rất tốt trong việc trị hăm cho bé cực kỳ hiệu quả đang được rất nhiều bà mẹ lựa chọn.

>>> Bạn hãy xem ngay: Cách trị hăm cho bé bằng lá trầu không

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt

– Chọn một lượng vừa đủ lá lốt tươi, không quá già, không bị sâu bệnh đem rửa sạch, ngâm nước muối trong 20 phút.
– Tiếp theo giã giập cùng một chút muối.
– Sau đó đắp lên vùng da bệnh trong một giờ, mỗi ngày thực hiện hai lần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước lá lốt, pha nước mát cho vừa đủ ấm rồi tắm cho bé.

Đưa trẻ đến bác sĩ da liễu

Trong trường hợp cứ vào mùa đông trẻ lại bị bệnh viêm da cơ địa, khiến bé ngứa ngáy khó chịu dẫn đến biếng ăn thì các bố mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sỹ da liễu để được tư vấn về cách chữa trị đúng cách. Tuy nhiên các mẹ có thể tìm đến các phương thuốc đông y gia truyền ở một số vùng miền dân tộc để có thể chữa dứt điểm bệnh cho bé, giúp bé hồi phục nhanh và có sức khỏe tốt hơn.

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Điều trị viêm da cơ địa bằng đông y

Bài thuốc 1: Trị viêm da cơ địa từ lá khế.

– Chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch rồi đem đun sôi với nước.
– Chờ nước nguội rồi dùng nước để rửa các vùng da bị bệnh hoặc có thể pha loãng ra để tắm, dùng bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
– Các thành phần hoạt chất có trong lá khế có thể giúp làm sạch da, diệt khuẩn và chống ngứa, giúp bạn dễ chịu hơn.
– Thực hiện cách chữa viêm da cơ địa này thường xuyên các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi trông thấy. Đây là loại lá lành tính không gây phản ứng da nên rất an toàn.

Bài thuốc 2: Chữa bệnh viêm da cơ địa với lá đơn đỏ.
– Đối với chữa bệnh viêm da cơ địa có thể dùng lá đơn đỏ để sắc uống hoặc nấu lấy nước tắm lên vùng da bệnh.
– Đối với người lớn khi sắc uống nên sử dụng khoảng 7 đến 9 lá cũng với 1 bát nước.
Bài thuốc 3: cách điều trị viêm da cơ địa từ sài đất.

– Những người bị viêm da cơ địa có thể sử dụng sài đất làm nước tắm, bởi sài đất lành tính và có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu trứng mẩn ngứa.
– Lá sài đất có thể vò nát và bôi lên vùng bị ngứa sẽ có tác dụng làm giảm nhanh cơn ngứa.

Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc

– Những loại thuốc điều trị viêm da cơ địa được sử dụng nhiều có chứa Corticoid. Đối với người lớn, bệnh nhân nên dùng những loại có hoạt tính trung bình như Clobetason butyrat hoặc Desonid.
– Tuy nhiên, khi bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn với những biểu hiện tổn thương lichen hóa, ở vị trí da dày có thể dùng loại Corticoid có hoạt tính mạnh hơn như Clobetasol propionat.

>>> Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà hiệu quả

Viêm da cơ địa nên ăn gì

Thực phẩm giàu vitamin có trong rau xanh, hoa quả: bắp cải, súp lơ, cà chua, bưởi, cam, chanh,…
Thực phẩm giàu protein: cá, thịt lợn, các loại nấm,…
Các loại hạt ngũ cốc như: gạo, ngô, khoai, bột mì, đậu phộng, đậu đen, đậu xanh,…

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì ?

Thịt bò

Trong thịt bò có thành phần đạm dồi dào khiến tình trạng bị viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn và khó lòng phanh lại kịp.

Viêm da cơ địa kiêng ăn thịt bò
Viêm da cơ địa kiêng ăn thịt bò

Thịt gà, trứng gà

Người bị bệnh viêm da cơ địa không nên ăn thịt gà hay trứng gà. Các trường hợp mắc tình trạng bệnh lý về da tuyệt đối không được ăn các món chế biến từ gà, bởi vì nếu ăn sẽ gây ngứa, mề đay, sưng tấy.

Hải sản

Các loại hải sản như: Cua, ngao, sò, tôm, mực,… cũng nằm trong danh sách những thực phẩm người bị viêm da cơ địa cần “tránh xa”.

Bởi vì, trong hải sản có chứa một lượng lớn chất histamin khi ăn vào cơ thể sẽ gây tình trạng dị ứng rất mạnh, cảm giác ngứa ngáy khó chịu và khiến bệnh viêm da cơ địa tái phát nhanh chóng, khó kìm chế.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Khi bị viêm da cơ địa hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Đặc biệt, người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, các chất kích thích để bệnh không tái phát và nặng hơn.

Thực phẩm lên men chua

Các món ăn như dưa muối, cải muối, cà muối… là những thực phẩm lên men chua mà người bị viêm da cơ địa cần tránh xa. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm căn bệnh nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Viêm da cơ địa không nên ăn thực phẩm lên men chua
Viêm da cơ địa không nên ăn thực phẩm lên men chua

Cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa

– Giữ gìn cơ thể cho thật sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hằng ngày.

– Vào mùa hè, nên mặc đồ thoáng mát, tránh việc mặc áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng. Nếu là mùa đông thì không nên mặc áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì những chất liệu này dễ gây nên dị ứng cho da dẫn đến viêm da cơ địa.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm hay thuốc chữa viêm da cơ địa mà bác sĩ đã hướng dẫn, tránh dùng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, hạn chế tiếp xúc với xà phòng hoặc những chất tẩy rửa khác.

– Ngoài ra, hãy bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời chăm sóc sức khỏe thật tốt tránh mắc phải những bệnh ngoài da do môi trường bên ngoài gây nên.

– Giữ tâm trạng thoải mái, cân bằng thời gian trong ngày để làm việc, học tập, vui chơi,… cho hợp lý. Ngủ đủ giấc và đi ngủ trước 23h hàng ngày.

Như vậy, qua bài viết này tạp chí mẹ và bé online hi vọng sẽ mang đến cho các bạn nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống để đảm bảo có sức khỏe thật tốt. Nếu còn thắc mắc gì xin hãy để lại comment phía dưới nhé !

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy để lại bình luận về bài viết

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.